Có rất nhiều thắc mắc quanh câu hỏi kiềm là gì? khi hiện nay kiềm được giới chuyên môn đánh giá rất cao trong hiệu quả bảo vệ sức khỏe. Việc hiểu rõ về vai trò và công dụng của kiềm giúp quá trình sử dụng đạt được kết quả tốt nhất.
1. Chất kiềm là gì?
Hiểu một cách đơn giản, chất kiềm chính là một loại muối hoặc bazo của một nguyên tố kim loại kiềm thổ hoặc kim loại kiềm. Trung bình dung dịch bazo (tính kiềm) sẽ tan hoàn toàn trong nước và có nồng độ pH lớn hơn 7.0.
Đối với cơ thể chúng ta thì môi trường kiềm được coi là môi trường lý tưởng nhất cho sự tồn tại, phát triển của con người. Khi cơ thể đạt trạng thái kiềm cân bằng, tức chỉ số kiềm ở ngưỡng 7.365, cơ thể sẽ sản sinh ra những loại hoocmon có lợi, giúp cơ thể khỏe mạnh, tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Đồng thời giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
Ngược lại nếu cơ thể bị thiếu kiềm sẽ làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, chất khoáng, các tế bào trong cơ thể dễ bị tổn thương, lâu lành và lão hóa sớm. Đồng thời sẽ giảm khả năng giải độc trong cơ thể cũng như tiêu diệt các tế bào ung thư. Nếu tình trạng thiếu kiềm diễn ra trong một thời gian dài thì nguy cơ mắc bệnh gần như không tránh khỏi.
Chính vì kiềm có vai trò quan trọng đối với sức khỏe nên việc bổ sung kiềm cho cơ thể đang ngày càng được mọi người chú trọng. Đặc biệt hiện nay chúng ta đang sống trong một môi trường ôi nhiễm, khói bụi, thực phẩm bẩn, thường xuyên căng thẳng trong công việc và chuộng đồ ăn nhanh.
Kiềm ở ngưỡng 7.365 được coi là ở trạng thái cân bằng giúp cơ thể khỏe mạnh
2. Kiềm là những chất nào và kiềm có trong đâu?
2.1. Những chất trong kiềm
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy kiềm gồm các chất lithi, natri, kali, rubidi, caesi và franci… chúng là các nguyên tố hoạt động mạnh và ít khi tìm thấy ở dạng đơn chất trong tự nhiên.
2.2. Một số loại thực phẩm chứa nhiều kiềm
Một tin vui là trên hành trình nghiên cứu, các nhà khoa học, dinh dưỡng đã nhận thấy kiềm có khá nhiều trong các loại thực phẩm quen thuộc trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Đó là kiềm xuất hiện nhiều ở rau củ quả và trái cây. Vì thế để tăng lượng kiềm cho cơ thể, bạn có thể bổ sung một số thực phẩm giàu kiềm như:
- Cải bó xôi: Trong tất cả các loại cải thì cải bó xôi được đánh giá là có tính kiềm cao nhất. Khi trong cải bó xôi rất giàu chất diệp lục, chất này hoạt động như một chất kiềm hóa giúp cân bằng độ pH của cơ thể được tốt hơn.
- Bơ: Sau cải bó xôi thì bơ chính là thực phẩm nên được bổ sung đều đặn trong khẩu phần ăn cho cả người trẻ và người già. Bơ chứa các chất chống oxy hóa như alpha carotene, beta carotene, lutein… những chất này có vai trò giúp cơ thể giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh thường gặp, điển hình nhất là tim mạch.
- Chanh: Dù có đặc tính axit cao, nhưng qua quá trình tiêu hóa, các chất trong chanh lại có thể chuyển thành kiềm có lợi cho cơ thể.
- Cần tây: Cần tây rất giàu tính kiềm, loại rau này có thể trung hòa axit và cân bằng độ pH trong cơ thể khá hiệu quả. Ngoài ra chất coumarin trong cần tây giúp giảm nguy cơ phát triển của các tế bào ung thư, còn chất phtalic giúp hàm lượng cholesterol xấu.
- Dưa chuột: Dưa chuột cung cấp vitamin K, B, C, đồng, kali, mangan, magiê hay chất lariciresinol, pinoresinol… Những chất này khi vào cơ thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và một số bệnh lý mạn tính khác.
- Các loại hạt: Một vài loại hạt hoặc các loại quả sấy khô như nho hay chà là đều có tính kiềm cao. Để bổ sung kiềm nên thường xuyên thêm những loại hạt và quả khô vào bữa ăn hàng ngày.
Một số loại thực phẩm chứa nhiều kiềm
Ngoài những thực phẩm điển hình trên, kiềm còn xuất hiện nhiều trong các loại gia vị như tỏi, hương thảo hay ớt chuông, hạt dẻ… Điểm chung là kiềm thường có trong những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, hiển nhiên những người có chế độ ăn thực dưỡng, ăn chay thường sẽ có lượng kiềm cao hơn những người theo lối sống ăn mặn.
Tuy nhiên không phải cứ bổ sung những thức ăn giàu kiềm là cơ thể đã đủ lượng kiềm. Bởi trong quá trình trồng trọt, một số loại rau củ thường được chăm bón bằng thuốc để kích thích tăng trưởng hay khi chế nếu biến sai cách cũng sẽ khiến lượng kiềm bị hao hụt hoặc mất đi đáng kể. Đó chính là lý do vì sao bên cạnh chế độ ăn giàu kiềm thì nhiều người cũng dùng thêm các thực phẩm chức năng bổ sung kiềm qua đường uống để lượng kiểm trong cơ thể luôn ở ngưỡng cân bằng. Cách này được đánh giá là hiệu quả, đơn giản phù hợp với nhiều đối tượng.
Khi đã hiểu rõ kiềm là gì và tính kiềm là gì, bạn có thể cân đối và điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt để cơ thể luôn có độ kiềm ở ngưỡng cân bằng, từ đó giúp đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh. Đây được coi là một phần trong bí quyết sống thọ của nhiều quốc gia trên thế giới.